Thành phố Manila (Cộng hòa Philippines)
Thông tin cơ bản:
Dân số: 1,6 triệu người.
Diện tích: 38, 55 km2
Chính trị:
Lãnh đạo thành phố: Thị trưởng: Jose L. Atienza
Kinh tế:
Kinh tế Philippines được chia làm 3 phần gồm: nông nghiệp (chiếm 20% GDP cả nước), công nghiệp (32%) và dịch vụ (48%). Tuy nhiên, ngành xuất khẩu của Philippines chủ yếu là nguồn nhân lực, gồm người giúp việc nhà, nhạc sĩ và các lao động có tay nghề cao, kỹ năng tiếng Anh tốt. Nền công nghiệp của Philippines phát triển không đều, chủ yếu là công nghiệp khai khoáng, gỗ và chế biến, nổi bật là công nghiệp chế biến dừa, đường. Một số ngành mới nổi lên là lắp ráp đồ điện, ô tô và điện tử. Các mặt hàng xuất khẩu chính là: sản phẩm dừa, đường, gỗ, đồng thỏi, hàng may sẵn, điện tử, đồ điện, hoa quả…Nhập khẩu chính là: dầu mỏ, than đá, sắt, thép, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, lương thực, hóa chất…Thành phố Manila là thủ đô của cả nước, phát triển mạnh về thương mại, du lịch, dịch vụ.
Văn hóa - xã hội:
Manila được xem là điểm dừng chân của khách du lịch. Rất nhiều cửa hàng hay địa điểm du lịch nằm ngay tại trung tâm thủ đô. Đồng thời có rất nhiều nhà hàng, khách sạn nổi tiếng và các dịch vụ vui chơi giải trí sẵn sàng phục vụ khách du lịch.
Thành phố Manila có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng. Chẳng hạn như Khu quần thể công viên Rizal bao gồm các khu vườn mang phong cách Trung Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra Manila còn có những địa điểm mang đậm tính tôn giáo và lịch sử như nhà thờ San Agustin, Nhà thờ Manila, Fort Santiago.
Website chính thức: http://www.cityofmanila.com
Hoạt động hợp tác:
Văn kiện ký kết:
Thỏa thuận Hợp tác hữu nghị.
Thời gian ký kết: 27/06/1994
Người đại diện ký kết: Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch UBND TPHCM và Ông Alfredo S.Lim, Thị trưởng thành phố Manila
Nội dung tóm tắt văn kiện:
- Khuyến khích trao đổi về các lãnh vực giáo dục, văn hóa, công nghiệp và kinh tế.
- Nỗ lực tăng cường mối quan hệ hiểu biết và tình hữu nghị quốc tế, giúp thúc đẩy phúc lợi của người dân hai thành phố, và góp phần duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực và trên thế giới.
- Phát triển các mối quan hệ văn hóa, khoa học và mậu dịch, khuyến khích trao đổi giữa các tổ chức đoàn thể quần chúng của hai thành phố.
Related news:
- Thủ đô Viêng Chăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) (18-04-2007)
- Vùng Rhône – Alpes (Cộng hòa Pháp) (05-04-2007)
- Thành phố Lyon (Cộng hòa Pháp) (28-03-2007)
- Thành phố Thẩm Dương (CHND Trung Hoa) (01-02-2007)
- Thành phố Quảng Châu (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) (19-12-2006)
- Thành phố San Francisco (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) (19-12-2006)
- Thành phố Osaka (Nhật Bản) (19-12-2006)
- Thành phố Matxcơva (Liên bang Nga) (25-08-2006)
- Thành phố Toronto (Canada) (03-07-2006)
- Tỉnh Sverdlovsk (Liên bang Nga) (23-02-2006)
- Kinh đô Phnôm Pênh (Vương quốc Campuchia) (09-12-2005)
Last modified 19-12-2006