Personal tools

    Search

    


Tỉnh Hyogo (Nhật Bản)


 

Bản đồ Hyogo

 

Vị trí của Hyogo ở Nhật Bản

a. THÔNG TIN CƠ BẢN

Dân số:  5.600.000 người (2008)

Diện tích: 8.392 km2 (bằng 2,2% diện tích toàn Nhật Bản)

Vị trí địa lý:

Hyogo là một tỉnh của Nhật Bản, nằm ở vùng Kinki, trên đảo Honshu. Trung tâm hành chính của Nhật Bản là thành phố Kobe. Tỉnh bao gồm 5 khu vực là Hanshin, Harima, Tanba, Tajima, Awaji, mỗi khu vực có đặc trưng riêng, chia thành 29 thành phố và 12 thị trấn.

Tỉnh Hyogo phía Bắc giáp biển Nhật Bản, phía Nam giáp biển Inland. Phía Tây giáp các tỉnh Tottori và Okayama. Phía Đông giáp các tỉnh KyotoOsaka. Đảo Awaji trên biển Inland thuộc tỉnh Hyogo. Với vị trí địa lý này, Hyogo được xem là cánh cửa của Nhật Bản mở ra khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và được gọi là Nhật Bản thu nhỏ.

 

Hyogo với các tỉnh giáp ranh

Khí hậu:

Tỉnh Hyogo có mùa hè nóng ẩm. Mùa đông ở phía Bắc tỉnh lạnh, có tuyết rơi, phía Nam tỉnh ấm áp.

Lịch sử:

Năm 1180 thành phố Kobe khi ấy có tên là Fukuhara đã từng là kinh đô của Nhật Bản trong vòng 5 tháng.

Hyogo cùng với OsakaKyoto được gọi là vùng Kansai. Đây là trung tâm của Nhật Bản trong suốt hơn một ngàn năm, cho đến khi thủ đô được chuyển về Tokyo năm 1868. Ngày nay, vùng đất này được thừa nhận bởi các tính chất đặc trưng và độc đáo: vùng đất mang tính chất thương mại, quốc tế và văn hóa.

Ngày 17-1-1995, một trận động đất mạnh 7,2 độ richter đã xảy ra tại khu vực Hanshin và Awaji, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Tỉnh đã phải mất nhiều công sức để khắc phục hậu quả do động đất xảy ra.

Chính trị:

i. Cơ cấu tổ chức của chính quyền tỉnh:

Theo cơ cấu tổ chức của chính quyền trung ương Nhật Bản

ii. Lãnh đạo tỉnh:

Lãnh đạo tỉnh: Tỉnh trưởng Ishizo Ido

Kinh tế:

Vai trò của tỉnh Hyogo đối với sự tăng trưởng của Nhật Bản

Hyogo được xem là cánh cửa của Nhật Bản mở ra với phương Tây ngay từ trước thế kỷ XX. Ngày nay, Hyogo là vùng đất kinh tế năng động, có nền công nghiệp nặng và cảng biển hàng đầu Nhật Bản. Hyogo cùng với Osaka và Kyoto hợp thành vùng kinh tế Kansai.

 

Trên đường phố Hyogo

Từ năm 1986, tại thành phố công viên khoa học Harima, Trung tâm nghiên cứu phóng xạ lớn nhất thế giới với tên gọi Spring-8 được khởi công xây dựng, đến năm 1997, công trình này đã được đưa vào sử dụng.

Các ngành nghề là thế mạnh:

Hyogo có thế mạnh ở lĩnh vực công nghiệp nặng, luyện kim, dược phẩm. Hyogo chính là nơi đặt trụ sở chính của các tập đoàn công nghiệp nổi tiếng thế giới như Tập đoàn Kawasaki, Tập đoàn thép Kobe. Những tập đoàn như Mitsubishi, Toshiba, Fujitsu đều đặt cơ sở sản xuất và nghiên cứu tại Hyogo. Hyogo cũng là địa điểm mà nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới hướng đến.

Giao thông vận tải:

Cảng biển quốc tế Kobe là một trong những cảng biển lớn nhất ở Nhật Bản.

 

Cảng Kobe

Sân bay quốc tế Kansai, sân bay duy nhất ở Nhật Bản hoạt động 24 giờ/ngày, cách thành phố Kobe chỉ 1 giờ xe bus tốc hành. Ngoài ra còn có sân bay Kobe.

 

Sân bay quốc tế Kansai

Hệ thống xe lửa của Nhật Bản, từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, đều băng ngang qua tỉnh Hyogo, nên rất thuận lợi cho việc di chuyển. Đặc biệt cầu treo Akashi Kaikyo nối Hyogo với đảo Shikoku, là chiếc cầu treo dài nhất thế giới (3.911m), được hoàn thành năm 1998.

 

Cầu Akashi Kaikyo

Tàu điện Shinkansen của Nhật Bản, một trong những tàu chạy nhanh nhất thế giới, cũng là một phương tiện giao thông rất thuận lợi. Từ Kobe đến Tokyo, tàu chỉ đi mất khoảng 2 giờ 30 phút.

Văn hóa – Du lịch:

Thành Himeji là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận.

 

Thành Himeji

Ako, một lãnh địa phong kiến trước đây thuộc Hyogo là quê hương của câu chuyện về 47 samurai mất chủ.

Kobe thuộc tỉnh Hyogo là  điểm đến của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Đối với người Nhật Bản, Kobe là biểu tượng của sự tiếp xúc giữa Nhật Bản với phương Tây. Tại Kobe vẫn giữ được nhiều ngôi nhà cổ theo kiểu phương Tây của những người phương Tây đã đến đây sinh sống, buôn bán từ những thế kỷ trước.

 

Nhà cổ theo kiểu phương Tây

 

Kobe về đêm

Bảo tàng Nghệ thuật Hyogo nằm ở Kobe cũng là một địa điểm thu hút khách du lịch.

 

Bảo tàng Nghệ thuật Hyogo

Hyogo cũng có những lễ hội truyền thống như lễ hội ngắm hoa anh đào vào mùa xuân.

  

Lễ hội hoa anh đào

Về thể thao, tại Hyogo ngoài những môn thể thao truyền thống của Nhật Bản như Sumo, Aikido…, còn phổ biến nhiều môn thể thao có nguồn gốc phương Tây như bóng đá, bóng chày, bóng bầu dục, bóng chuyền…

 

Trên một sân bóng chày

Website chính thức:

http://web.pref.hyogo.jp/FL/english/index.html

 

b. HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC:

Văn kiện ký kết:

Ngày 27 tháng 10 năm 2007, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân Tỉnh trưởng Hyogo Toshizo Ido đã ký kết “Bản thỏa thuận thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh nước CHXHCN Việt Nam và tỉnh Hyogo Nhật Bản” tại tỉnh Hyogo, nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, môi trường và nông nghiệp.

Hoạt động giao lưu:

Các đoàn đã trao đổi:

TPHCM:

Tháng 10-2007: Đoàn do Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân dẫn đầu

Hyogo:

Tháng 8-2007: Đoàn do Tỉnh trưởng tỉnh Hyogo Toshizo Ido dẫn đầu.

 

 

Created by banbientap
Last modified 03-10-2008