Bế mạc Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông lần IV
Trong các phiên thảo luận, các đại biểu trong nước và quốc tế đã tập trung thảo luận bối cảnh và diễn biến tình hình Biển Đông thời gian gần đây, xác định các nguyên nhân dẫn tới việc gia tăng căng thẳng và suy giảm lòng tin trong khu vực, kiến nghị những giải pháp thúc đẩy xây dựng lòng tin, tăng cường hợp tác khu vực nhằm duy trì và bảo đảm hòa bình, ổn định chung.
Đánh giá về tình hình chung, các học giả đều cho rằng Biển Đông đang ngày càng trở thành tâm điểm sự chú ý của các các nước trong và ngoài khu vực do trọng tâm kinh tế, chính trị thế giới đang chuyển dịch về Châu Á - Thái Bình Dương, và do các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc và các nước khác trong khu vực đều coi biển là không gian an ninh và không gian phát triển quan trọng nhất trong thể kỷ 21. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho Biển Đông trong những năm qua diễn biến ngày càng phức tạp, có lúc tưởng chừng như rơi vào “bế tắc”.
Bên cạnh đó, sự gia tăng vai trò và ảnh hưởng của các nhóm lợi ích trong khuôn khổ của một quốc gia tới chính sách của quốc gia đó ở Biển Đông được các học giả rất quan tâm và phân tích, đánh giá.
Để xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác giữa các nước trong khu vực, các học giả đã đưa ra nhiều khuyến nghị. Nhiều đại biểu khẳng định, kinh nghiệm lịch sử cho thấy sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực sẽ không thể giải quyết được các tranh chấp như ở Biển Đông, do vậy các giải pháp hòa bình là con đường duy nhất và cần thúc đẩy vai trò của ASEAN như nhân tố thúc đẩy đối thoại và hợp tác.
Trên khía cạnh pháp lý, các học giả nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước luật biển 1982, theo đó, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa từ lãnh thổ đất liền của các quốc gia ven biển phải được tôn trọng. Đặc biệt, khi một quốc gia tham gia vào Công ước luật biển thì phải tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định của Công ước và từ bỏ các yêu sách lịch sử về các vùng biển của mình trước đây. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát xung đột và giải quyết tranh chấp tại biển Đông, các học giả khuyến nghị các bên tranh chấp hợp tác khảo sát các điều kiện tự nhiên và địa lý của các thực thể tại biển Đông nhằm xác định quy chế pháp lý của các thực thể này theo quy định của Công ước luật biển 1982. Trên cơ sở khảo sát đó, các bên trong tranh chấp làm rõ phạm vi các yêu sách về chủ quyền và vùng biển tại biển Đông.
Hội thảo diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn và thực chất; nội dung thảo luận có nhiều điểm mới, là một nỗ lực có ý nghĩa của giới học giả Việt Nam nhằm đóng góp cho việc thúc đẩy hợp tác quốc tế vì hòa bình, ổn định của Biển Đông.
(DT, Sở Ngoại vụ TPHCM)
Related news:
- Lãnh đạo TPHCM gặp gỡ các cơ quan đại diện nước ngoài (05-09-2013)
- TPHCM : Tổ chức thành công Cuộc họp Nhóm công tác Hạ nguồn Mê Kông – Mỹ ( LMI) lần thứ 4 (04-05-2013)
- Lãnh đạo TPHCM gặp mặt các cơ quan đại diện nước ngoài nhân dịp năm mới (25-02-2013)
- TPHCM : Kỉ niệm 40 năm Ngày kí Hiệp định Paris (25-02-2013)
- Khai mạc Hội chợ Quốc tế Đồ gỗ và Mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam lần thứ 5 - VIFA 2012 (14-01-2013)
- Hội sách TPHCM lần VII – 2012 (14-01-2013)
- Triển lãm ảnh Quốc tế Việt Nam 11 tại TPHCM (14-01-2013)
- Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà tiếp khách (19-12-2012)
- “ Biển Đông – Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” (28-11-2012)
- Hội thảo về Dự án chống ngập khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (08-11-2012)
Last modified 28-11-2012