Thông tin cơ bản về Vương quốc Thái Lan
Quốc kỳ Thái Lan
Bản đồ Thái Lan
Địa lý:
Vị trí địa lý: Thái Lan là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, về phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp Vịnh Thái Lan và Malaysia, về phía tây giáp biển Adaman và Myanmar.
Địa hình: Ở vùng trung tâm là đồng bằng, ở phía Đông là cao nguyên Khorat, các nơi khác là núi non.
Thủ đô: Bangkok
Thủ đô Bankok
Diện tích: Khoảng 513.115 km2, bao gồm 76 tỉnh thành
Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới, có gió mùa tây nam ấm áp, nhiều mây và mưa (từ giữa tháng 5 tới tháng 9) và gió mùa đông bắc mát và khô (từ tháng 11 tới giữa tháng 3); dải đất ở phía Nam luôn nóng và ẩm.
Dân số: Khoảng 65,444 triệu người (theo thống kê năm 2005), trong đó người Thái chiếm 75%, người Hoa 14%, các dân tộc khác 11%. Mật độ là 127 người/km2.
Tôn giáo: Đạo Phật được coi là quốc đạo, chiếm khoảng 95% dân số, ngoài ra có Đạo Hồi (4%), Công giáo và các đạo khác (1%).
Ngày quốc khánh: 5/12 (Ngày sinh nhật của Quốc vương Bhumibol Adulyadej).
Ngôn ngữ: Tiếng Thái là ngôn ngữ chính thức của Thái Lan, tiếng Anh được sử dụng phổ biến.
Đơn vị tiền tệ: Đồng Baht Thái.
Lịch sử:
Vùng đất cổ Sukhothai
Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi Antai, Đông Bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4.500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan. Vào năm 1238, người Thái thành lập Vương quốc tại Sukhothai (miền Bắc Thái Lan) và đến năm 1283 đã có chữ viết riêng. Sau đó người Thái mở rộng lãnh thổ xuống phía
Tượng Phật ở kinh đô cổ Ayuthaya
Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ Quân chủ chuyên chế. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ Quân chủ lập hiến. Ngày 10/12/1932 Vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp, nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở.
Văn hóa:
Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng đạo Phật - tôn giáo chính thức ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.
Chùa Wat Po ở Bankok là ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Thái Lan
Thể chế chính trị:
Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến. Theo Hiến pháp, quyền lập pháp được giao cho Quốc hội. Chính phủ nắm quyền hành pháp.
Nhà nước: Quốc vương là người đứng đầu nhà nước, Tổng tư lệnh quân đội, và là người bảo trợ Phật giáo. Quốc vương được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Ngôi vua theo cha truyền con nối, Quốc vương hiện nay là Quốc vương Bhumibol Adulyadej, lên ngôi từ ngày 9/6/1946.
Quốc hội: Là cơ quan lập pháp cao nhất bao gồm hai viện:
- Hạ nghị viện gồm 500 người, được bầu qua tổng tuyển cử 4 năm một lần. Chủ tịch Hạ nghị viện là Chủ tịch Quốc hội
- Thượng nghị viện gồm 200 ghế, được bầu với nhiệm kỳ 6 năm.
Chính phủ: Sau khi bầu cử Quốc hội, lãnh đạo của đảng chiếm đa số trong Quốc hội thường được nhà vua bổ nhiệm làm Thủ tướng. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, nhiệm kỳ 4 năm.
Hiện nay ông Surayud Chulanont đang nắm giữ chức Thủ tướng từ ngày 1/10/2006. Bên cạnh đó 35 thành viên nội các, thuộc 20 bộ, giúp việc Thủ tướng trong chính phủ. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.
Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩm phán do nhà Vua bổ nhiệm.
Kinh tế:
Từ 1988 – 1995 kinh tế Thái Lan đạt tốc độ tăng trưởng cao từ 8% đến 10%. Nhưng đến năm 1996 tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 5,9% và sau đó là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vào tháng 7/1997 làm cho kinh tế Thái Lan rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng: giá trị đồng Baht giảm mạnh, nợ nước ngoài lớn, các ngành sản xuất mũi nhọn như công nghiệp ô tô, dệt, điện tử suy giảm nghiêm trọng; thất nghiệp gia tăng.
Kể từ năm 1999, kinh tế Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi và nay đang tiếp tục quá trình tăng trưởng nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.
Tài nguyên thiên nhiên: Thiếc, cao su, khí tự nhiên, tungsten, tantalum, gỗ, chì, thạch cao...
GDP: Năm 2005 tổng sản phẩm quốc nội – GDP đạt 180,9 tỷ USD tăng 4,7% mặc dù chịu những yếu tố bất lợi như giá dầu cao, tình trạng không ổn định ở miền Nam, dịch cúm gia cầm tái phát và tác động của sóng thần đến du lịch. Dự kiến tăng trưởng GDP trong năm 2006 là từ 4,2 - 4,9%.
Đảo Phuket là một địa điểm du lịch nổi tiếng
Cơ cấu kinh tế: Thái Lan là một nước nông nghiệp truyền thống. Trong quá trình phát triển, ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần. Ngành du lịch cũng đóng vai trò tích cực, đưa lại thu nhập khoảng 4 tỷ baht/ năm và tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho khoảng 3,3 triệu người (theo số liệu thống kê năm 2000). Tỷ lệ trung bình các ngành trong GDP: nông nghiệp chiếm 9,3%, công nghiệp 45,1%, dịch vụ 45,6%. Các ngành công nghiệp chính là: du lịch, dệt may, chế biến nông sản, đồ uống, thuốc lá, xi măng, các ngành chế tác nhẹ như đồ trang sức, thiết bị và linh kiện điện, máy vi tính và linh kiện máy vi tính, đồ nội thất, nhựa, vonfram, thiếc,…Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là gạo, sắn, cao su, mía, dừa, đậu nành.
Đồng bằng trồng lúa xen với núi non
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Hàng dệt may và giày dép, sản phẩm ngư nghiệp, gạo, cao su, đồ trang sức, ôtô, thiết bị điện, máy vi tính. Các đối tác xuất khẩu chính bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kong, Malaysia. Xuất khẩu năm 2005 đạt 105,8 tỷ USD.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Nguyên liệu sản xuất, hàng hóa trung gian và nguyên liệu thô, hàng tiêu dùng, nhiên liệu. Các đối tác nhập khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan. Nhập khẩu trong năm 2005 là 107 tỷ USD.
Chính sách đối ngoại:
Hiện nay, Thái Lan thi hành chính sách đối ngoại với mục tiêu nâng cao vai trò của Thái Lan trên trường quốc tế vì lợi ích của Thái Lan và người dân Thái. Coi trọng quan hệ với các nước láng giềng trong đó chú trọng cân nhắc về hình thức và lĩnh vực hợp tác phù hợp, có nước nhấn mạnh hợp tác về chính trị hoặc kinh tế, có nước nhấn mạnh hợp tác về giáo dục hoặc nông nghiệp; y tế…
Trong giai đoạn toàn cầu hóa, Thái Lan tiếp tục thực hiện chính sách ngoại giao phục vụ kinh tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư, đẩy mạnh tìm kiếm các đối tác thương mại nhằm mở rộng thị trường, tăng giá trị hàng hóa của Thái Lan, tạo cơ hội về thương mại cho khu vực tư nhân Thái Lan.
Về tự do hóa thương mại, Thái Lan tăng cường đàm phán song phương về thành lập khu vực tự do thương mại (FTA) với các nước trên cơ sở quan hệ đối tác, bình đẳng và công bằng, đồng thời tăng cường quan hệ thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO.
Thái Lan hiện là thành viên của hầu hết các tổ chức/diễn đàn/cơ chế hợp tác quốc tế quan trọng, gồm có APEC, ARF, AsDB, ASEAN, BIS, CP, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICCt (đã ký hiệp ước), ICFTU, ICRM, IDA, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM, ISO, ITU, MIGA, NAM, OAS (quan sát viên), OIC (quan sát viên), OPCW, OSCE (đối tác), PCA, UN, UNAMSIL, UNCTAD, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UPU, WCL, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WToO, WTO.
(P.D.L., Phòng Chính trị Kinh tế Đối ngoại, ngày 4-12-2006)
Nguồn: www.mofa.gov.vn
Related news:
- Tàu Hải quân Thái Lan thăm TPHCM (30-05-2013)
- Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận tiếp tàu hải quân Thái Lan (24-05-2013)
- Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm tiếp Đoàn Thượng viện Thái Lan (19-12-2012)
- Họp mặt kỉ niệm Quốc khánh Thái Lan (14-12-2012)
- Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng tiếp Tỉnh trưởng và đoàn doanh nghiệp tỉnh Chachoengsao, Thái Lan (06-11-2012)
- Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Minh Trí tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia Thái Lan (04-10-2012)
- Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan trao 40 suất học bổng (20-09-2012)
- Lãnh đạo Thành phố chúc mừng Quốc khánh Thái Lan (06-12-2010)
- Thúc đẩy hợp tác tiểu vùng giữa Việt Nam và Thái Lan (08-07-2010)
- Thái Lan tăng cường hợp tác với Việt Nam trong ngành công nghiệp MICE (08-07-2010)
Last modified 05-12-2006