Nền kinh tế Peru
Bản đồ
A. Vài nét chung:
-
Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Nam Châu Mỹ, phía Bắc có chung biên giới với Ecuador và Colombia, phía Đông giáp với Brazil và Bolivia, phía Nam giáp với Chile và phía Tây là Thái Bình Dương
-
Diện tích: 1.285.220 km2
-
Dân số: 28.302.603 người (tính đến tháng 7-2006). Tỷ lệ tăng dân dự kiến trong năm 2006 là 1,32%.
-
Ngôn ngữ: Tiếng Tây Ban Nha và tiếng Quechua
-
Đơn vị tiền tệ: Đồng Nuevo sol (PEN)
-
Nhà lãnh đạo Kinh tế hiện nay: Tổng thống Alejandro Toledo Manrique.
Thổ dân
Thủ đô
B. Đặc điểm kinh tế:
Nền kinh tế Peru là một nền kinh tế thị trường tự do. Nền kinh tế này đã hoàn thành quá trình tư nhân hóa khu vực khai khoáng, điện và viễn thông từ năm 1990. Mặc dù nền kinh tế này tăng trưởng tương đối cao song khoảng cách giàu nghèo trong xã hội vẫn rất lớn, tỷ lệ người nghèo chiếm 51,2% dân số.
GDP: 78,2 tỷ USD (2004), 164,5 tỷ USD (năm 2005)
GDP tính theo đầu người: 2.798 USD (2004), tăng lên 5.900 USD (2005)
Giá trị xuất khẩu: 12,111 tỷ USD (2004), tăng lên 15,95 tỷ USD (năm 2005).
Giá trị nhập khẩu: 8,872 tỷ USD (2004), tăng lên 12,15 tỷ USD (năm 2005)
Tăng trưởng GDP: Peru hiện có mức tăng trưởng kinh tế khá cao (năm 2004 đạt 4,8%, 2005 đạt 6,67%). Mức tăng trưởng này là nhờ chính sách kinh tế vĩ mô vững, đầu tư nước ngoài, nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và môi trường quốc tế thuận lợi. Tăng trưởng GDP ở mức cao chủ yếu do sự mở rộng của các ngành xây dựng, chế tạo và dịch vụ. Trong thời gian tới, Peru có kế hoạch hướng đầu tư trong nước và nước ngoài vào các ngành du lịch, nông nghiệp, khai mỏ, xây dựng, xăng dầu, khí đốt, năng lượng điện.
Hồ Titicaca – một địa điểm du lịch nổi tiếng
Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát hàng năm được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Peru là khoảng 3,5%, đang nằm trong mức mục tiêu (2,5% +/- 1%) của Ngân hàng Trung ương.
Thương mại: Tháng 4-2006, Peru ký Hiệp định Tự do Thương mại với Hoa Kỳ và trở thành nền kinh tế thứ hai ở Nam Mỹ ký hiệp định này với Hoa Kỳ. Hiện cả hai bên đang chờ Quốc hội thông qua. Peru đã ký Hiệp định Tự do Thương mại với Colombia, Ecuador, Bolivia, Venezuela và Thái Lan; và đang đàm phán Hiệp định Tự do Thương mại với Chile, Mexico, Singapore và Ấn Độ. Peru cũng đang chủ trương ký Hiệp định này với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu.
Một ngôi làng nông nghiệp
Peru có tiềm năng xuất khẩu lớn trong lĩnh vực nông sản, hàng dệt may, giày dép, các sản phẩm từ dầu hỏa, khí đốt, khoáng sản, hải sản và công nghiệp chế tạo. Tăng trưởng xuất khẩu ở mức 39% một phần là nhờ giá vàng và một số kim loại tăng giá mạnh trên thị trường, các hiệp định tự do thương mại phát huy tác dụng thúc đẩy tăng xuất khẩu các mặt hàng dệt may, giày da… Thị trường xuất khẩu chính của Peru là Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc, Chile, Nhật Bản. Nhập khẩu tăng 19% chủ yếu là do giá dầu tăng và Peru cũng tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị cho ngành công nghiệp, các mặt hàng trung gian và hàng hóa tiêu dùng có thời gian sử dụng dài. Thị trường nhập khẩu chính là Hoa Kỳ, Tây Ban Nha,
Cánh đồng lúa mì ở
Cán cân thanh toán: Năm 2004, thâm hụt tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán giảm từ 1,5% xuống còn 0% GDP. Thâm hụt thấp chủ yếu là nhờ thặng dư thương mại cao và kiều hối gửi về nước nhiều. Trong vòng 3 năm liên tiếp từ 2002, Peru đạt mức thặng dư thương mại hơn 2,8 tỷ USD. Tài khoản tài chính trong cán cân thanh toán cũng thặng dư (đạt 2,2 tỷ USD năm 2004) là do đầu tư trực tiếp tăng cao, tạo ra nhiều lợi nhuận và lợi nhuận này được các công ty nước ngoài giữ lại để đầu tư tiếp vào các dự án mới.
Nợ nước ngoài: Nợ nước ngoài trung và dài hạn gồm cả trái phiếu lên tới 28,3 tỷ USD (tương đương 41,3% GDP) năm 2004, tăng 1,3 tỷ USD so với năm 2003; trong đó riêng nợ trung và dài hạn của khu vực công năm 2004 tăng 1,7 tỷ USD. Nợ tăng nhanh một phần là do đồng dollar Hoa Kỳ giảm giá so với đồng yen Nhật và đồng euro. Năm 2005, nợ nước ngoài chiếm 41,8%GDP.
Thu chi ngân sách: Thâm hụt thu chi ngân sách khu vực công giảm từ mức 1,7% GDP năm 2003 xuống còn 1,1% GDP năm 2004 chủ yếu là do chính phủ giảm bớt các khoản chi phí tài chính và nguồn thu tăng lên. Nguồn thu tăng phản ánh tốc độ tăng trưởng cao của các hoạt động kinh tế, việc tăng cường các biện pháp hành chính để củng cố hoạt động thu thuế, tác động của việc áp dụng loại thuế mới đánh trên các giao dịch tài chính và việc tăng thuế giá trị gia tăng (1%).
Ở
Chính sách tiền tệ: Từ năm 2002, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Peru được thực hiện để duy trì phạm vi lạm phát được ấn định ở mức 2,5% +/- 1%. Năm 2004, nền kinh tế bị tác động bởi cú sốc về cung cấp hàng hóa. Để giữ tỷ lệ lạm phát trong giới hạn mục tiêu, Ngân hàng Trung ương đã phải hai lần tăng tỷ lệ lãi suất nhằm ngăn chặn mức tăng lạm phát này tác động tới các bộ phận khác của chỉ số giá bán lẻ.
Triển vọng trung hạn: Nền kinh tế Peru tiếp tục tăng trưởng mạnh, dự kiến mức tăng GDP năm 2006 sẽ khoảng 7%. Trong 5 năm tới (tới 2010) chính phủ Peru đã cấp phép cho tổng đầu tư tư nhân (cả trong nước và nước ngoài) là 10 tỷ USD vào khu vực khai khoáng và năng lượng cũng như 15 tỷ USD vào các khu vực khác như công nghiệp, thương mại, du lịch, hải sản, nông nghiệp nhằm giữ cho nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao hơn 5%/năm.
Nguồn: http://www.apec.org/content/apec/member_economies/economy_reports.html
http://en.wikipedia.org/wiki/Peru)
(T.Trinh, Phòng Chính trị Kinh tế Đối ngoại, ngày 13-7-2006)
Related news:
- Hội thảo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 3 về An ninh hàng không (25-04-2012)
- Hội nghị Lãnh đạo Kinh tế APEC 14 kết thúc thành công, thông qua Tuyên bố Hà Nội (20-11-2006)
- Nền kinh tế Hoa Kỳ (13-10-2006)
- Nền kinh tế Đài Bắc thuộc Trung Quốc (13-10-2006)
- Nền kinh tế Thái Lan (12-10-2006)
- Nền kinh tế Singapore (12-10-2006)
- Nền kinh tế Liên bang Nga (12-10-2006)
- Nền kinh tế Philippines (12-10-2006)
- Nền kinh tế Papua New Guinea (12-10-2006)
- Nền kinh tế New Zealand (12-10-2006)
Last modified 12-10-2006