Personal tools

    Search

    


Điện bùn, điện rác…

Sau khi sản xuất điện từ rác, một nguồn năng lượng mới đang được nghiên cứu tại Việt Nam: điện bùn. Lần này, có sự hợp tác nghiên cứu với New Zealand.

Văn phòng Thương mại và Công nghiệp New Zealand, VP Tổng Lãnh sự quán New Zealand phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng vừa tổ chức hôm 1-7 một Hội thảo Công nghệ xanh, bàn việc tạo ra các nguồn năng lượng mới, trong đó có việc áp dụng công nghệ biến bùn cặn thành điện.

 

+ Những nguồn năng lượng mới

 

Tại hội thảo này, các chuyên gia New Zealand giới thiệu 6 giải pháp công nghệ có thể áp dụng tại Việt Nam và khẳng định New Zealand mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng bùn, khí metan trong quá trình xử lý nước thải để tạo nguồn năng lượng dùng cho sinh hoạt…

Hội thảo thu hút hơn 100 đại biểu, từ các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu môi trường, các Sở TNMT khu vực miền trung. Các tham luận tại hội thảo cho thấy các doanh nghiệp Đà Nẵng quan tâm công nghệ mới biến bùn thành điện.

 

Điện bùn không chỉ có ý nghĩa như một nguồn năng lượng mới, mà còn kết hợp và thúc đẩy việc xử lý nước thải. Nó cũng tạo ra sự chú ý trong khi các nguồn điện mặt trời, điện gió, điện rác…đang được các doanh nghiệp phía nam thúc đẩy, đưa vào sử dụng ngày càng nhiều.

 

+ Điện rác và điện bùn tại TPHCM

 

TPHCM còn có tiềm năng rất lớn từ điện bùn, nhờ xử lý bùn kênh rạch, chất thải vật nuôi và nhiên liệu sinh học từ dầu ăn phế thải.

 

Một trong những dự án điện bùn nhiều tiềm năng nhất là bãi đổ bùn ở bãi rác Đông Thạnh. Công suất dự kiến là 800 ngàn m3/năm, trong đó khoảng 10% chất hữu cơ có khả năng phân hủy tạo ra khí mêtan để thu hồi sản xuất điện.

 

Theo kết quả khảo sát sơ bộ, TPHCM có thể triển khai 60 dự án “điện xanh”. Trong đó, 16 dự án sản xuất, truyền tải và tiêu thụ năng lượng, 12 dự án xử lý chất thải và tái chế chất thải thành năng lượng

 

TPHCM đông dân nhất nước, cũng là nơi sinh ra nhiều rác nhất. Rác đã được biến thành điện tại TPHCM. Theo các chuyên gia của Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM, nguồn năng lượng từ khí sinh vật có giá trị năng lượng cao, chỉ kém dầu mỏ (18.000kcal/m3), cần được sử dụng triệt để, đồng thời giảm diện tích đất chôn lấp rác, bảo vệ môi trường...

 

Nhà máy điện Gò Cát tại TPHCM là nhà máy đầu tiên sản xuất điện từ rác có công suất 750KW, đi vào hoạt động từ tháng 7-2005. Ba tổ máy hoạt động mỗi giờ cung cấp được 2.400KW điện, hòa vào lưới điện quốc gia, bán cho EVN với giá 4cent/kWh.

 

Hai bãi rác lớn tại TPHCM là Phước Hiệp 1 và Đông Thạnh nay được coi là nguồn nguyên liệu 2 triệu tấn CO2, và 2,4 triệu tấn CO2 cho nhà máy điện rác.

 

Biến rác thành điện tại bãi Đông Thạnh và Phước Hiệp là dự án CDM (Clean Development Mechanism - cơ chế phát triển sạch), nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam trong quá trình cắt giảm khí thải nhà kính theo Nghị định thư Kyoto.

 

Nhiều nước khác cũng làm như vậy. Tại Hàn Quốc có 12 nhà máy điện rác, lại vừa đưa vào hoạt động nhà máy điện rác lớn nhất thế giới, tại thành phố Incheon, công suất 50MW, cung cấp điện cho hơn 180.000 hộ. Riêng nhà máy này giúp Hàn Quốc giảm nhập khẩu 500.000 thùng dầu thô và 1,37 triệu tấn khí thải nhà kính mỗi năm.

 

V.K., Sở Ngoại vụ TPHCM


Related news:
Created by banbientap
Last modified 07-07-2010
 

Số lượt truy cập.