Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ
Toàn văn Tuyên bố như sau:
1. Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Ấn Độ, Tiến sỹ Manmohan Singh, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thăm cấp nhà nước tới Ấn Độ từ ngày 4 đến ngày 6-7-2007.
2. Lễ đón chính thức Ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được tổ chức tại Phủ Tổng thống Rashtrapati Bhawan vào ngày 6-7-2007. Trong các hoạt động của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới chào Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ, Ngài Tiến sỹ Abdul Kalam. Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ, Ngài Tiến sỹ Manmohan Singh đã có cuộc hội đàm chi tiết và chủ trì chiêu đãi Ngài Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Chủ tịch Hạ viện, Lãnh tụ phe đối lập Hạ viện và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã chào xã giao Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
3. Ngài Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu tại diễn đàn doanh nghiệp cấp cao do các phòng thương mại và công nghiệp hàng đầu cùng phối hợp tổ chức. Cuộc họp lần thứ 5 của Hội đồng Hợp tác Kinh doanh Việt
4. Hai vị Thủ tướng đã có cuộc hội đàm sâu rộng vào ngày 6-7-2007 về toàn bộ các lĩnh vực của quan hệ song phương cũng như những vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm. Cuộc hội đàm diễn ra trong bầu không khí ấm áp và thân mật truyền thống vốn là đặc trưng của quan hệ hữu nghị lâu đời và gần gũi giữa Việt Nam và Ấn Độ. Hai vị Thủ tướng đặc biệt tập trung vào việc tăng cường quan hệ song phương và các biện pháp làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Ấn Độ, có tính đến sự phát triển và tiềm năng của quan hệ song phương, cũng như những thay đổi to lớn trên trường quốc tế.
5. Hai nhà Lãnh đạo cùng chia sẻ nhận thức rằng quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ là hết sức thân thiết và hữu nghị kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru đặt nền móng hơn 50 năm trước. Hai nhà Lãnh đạo cũng hài lòng nhắc lại cuộc trao đổi giữa hai bên trước đó tại Cebu, Philippines vào tháng 1-2007 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN.
6. Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận rằng cuộc gặp này của họ diễn ra vào năm thứ 5 kể từ khi hai nước ký "Tuyên bố chung về Khuôn khổ Hợp tác Toàn diện giữa Việt
Hợp tác Chính trị, Quốc phòng và An ninh
7. Hai nhà Lãnh đạo đánh giá cao những đóng góp quan trọng của các cơ chế sẵn có vào hợp tác song phương giữa hai nước như Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ, Tham khảo giữa hai Bộ Ngoại giao hai nước và ghi nhận những kết quả quan trọng của các chuyến thăm cấp cao song phương gần đây giữa hai nước. Nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau trong bối cảnh quan hệ Đối tác Chiến lược Mới được thiết lập giữa hai nước, hai nhà Lãnh đạo đồng ý thiết lập cơ chế Đối thoại Chiến lược ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao.
8. Nhận thấy vai trò quan trọng của Ấn Độ và Việt Nam trong việc tăng cường an ninh khu vực, hai nhà Lãnh đạo hoan nghênh sự phát triển vững chắc của quan hệ an ninh, quốc phòng song phương giữa hai nước. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của các khuôn khổ thể chế hiện nay trong hợp tác an ninh và quốc phòng giữa hai nước và cam kết củng cố hợp tác về cung ứng quốc phòng, các dự án chung, hợp tác đào tạo và trao đổi thông tin tình báo.
9. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí cần phải tăng cường hơn nữa các cuộc tiếp xúc và trao đổi đoàn giữa các tổ chức Quốc phòng và An ninh hai nước.
10. Nhận thấy hai nước đều có lợi ích hàng hải lớn, hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ nhằm tăng cường hợp tác về xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan liên quan của hai nước trong việc bảo đảm an ninh đường biển, bao gồm chống cướp biển, ngăn ngừa ô nhiễm, tìm kiếm và cứu hộ.
11. Nhận thấy chủ nghĩa khủng bố là một trong những mối đe doạ nghiêm trọng nhất đến hòa bình và an ninh quốc tế, hai nhà Lãnh đạo lên án mạnh mẽ chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức và biểu hiện, do bất cứ ai tiến hành, ở bất kỳ đâu và vì bất kỳ mục đích gì và nhấn mạnh không một lý do hay động cơ nào có thể biện minh cho các hoạt động khủng bố. Hai nhà Lãnh đạo quyết tâm củng cố hợp tác song phương trong việc đối phó với chủ nghĩa khủng bố một cách toàn diện và lâu dài, và với mục đích này, hai nhà Lãnh đạo nhất trí tổ chức một cuộc họp của các cơ quan liên quan để xác định cách thức và biện pháp nhằm tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác chống khủng bố hiện có. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh mạng.
12. Hai nhà Lãnh đạo chia sẻ quan điểm rằng ngoài các cơ hội phát triển, quá trình toàn cầu hóa hiện nay đã đặt ra nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống đa dạng như buôn lậu ma túy, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, HIV/AIDS, cúm gia cầm và các dịch bệnh khác. Những vấn đề này có thể giải quyết có hiệu quả thông qua hợp tác quốc tế. Trên tinh thần đó, hai nhà Lãnh đạo quyết tâm củng cố hợp tác song phương trong việc giải quyết các vấn đề này thông qua chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn và thông tin.
Hợp tác kinh tế và liên kết thương mại gần gũi hơn
13. Thủ tướng Ấn Độ khẳng định cam kết của Ấn Độ hỗ trợ Việt Nam thông qua viện trợ và cung cấp tín dụng ưu đãi cho những lĩnh vực có tầm quan trọng thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trên cơ sở những nhu cầu mà phía Việt Nam đưa ra ở những thời kỳ khác nhau. Thủ tướng Việt
14. Nhận thấy sự liên kết kinh tế chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Ấn Độ có thể góp phần vào việc chuyển đổi khu vực Châu Á rộng lớn hơn thành một "Vòng cung Lợi thế và Thịnh vượng" từ đó thúc đẩy tăng trưởng và ổn định, hai nhà Lãnh đạo hoan nghênh những nỗ lực nhằm sớm hoàn tất Hiệp định Thương mại tự do Ấn Độ - ASEAN. Hai nhà Lãnh đạo chỉ thị Bộ trưởng Thương mại hai nước sớm có cuộc gặp để xây dựng một chiến lược nâng cấp mạnh mẽ hợp tác kinh tế và thương mại song phương, cũng như hình thành một kế hoạch hợp tác trong nhiều diễn đàn khu vực và đa phương. Thủ tướng Ấn Độ nhất trí với đề nghị của Thủ tuớng Việt
15. Hai nhà Lãnh đạo hài lòng ghi nhận thương mại hai chiều tăng trưởng vững chắc và quyết tâm tiến hành các biện pháp nhằm nâng tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước lên 2 tỷ USD vào năm 2010. Hai bên cũng lưu ý đến việc Việt Nam chịu thâm hụt thương mại lớn với Ấn Độ và do đó nhất trí tiến hành các biện pháp cần thiết để khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam vào Ấn Độ nhằm giảm bớt sự mất cân đối trong cán cân thương mại hiện nay giữa hai nước. Hai nhà Lãnh đạo cũng ghi nhận rằng năm nay chứng kiến chiều hướng đáng hoan nghênh của đầu tư từ Ấn Độ vào Việt
16. Ghi nhận tầm quan trọng của việc cung cấp năng lượng toàn cầu đối với lợi ích quốc gia của mỗi nước, hai nhà Lãnh đạo hoan nghênh các đề xuất về việc liên doanh và đầu tư chung trong các lĩnh vực có nhiều sự bổ sung lẫn nhau như hiđrô cácbon (dầu khí, than đá) và năng lượng, đồng thời chỉ đạo các công ty dầu khí hai nước tăng cường đối thoại hơn nữa nhằm đạt được các thoả thuận có lợi cho cả hai bên. Phía Việt
17. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường các mối liên kết và giao lưu giữa nhân dân hai nước thông qua việc đẩy mạnh hợp tác du lịch, hàng không và đường biển. Hai nhà Lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường hợp tác song phương và hợp tác với các nước hữu quan khác trong ASEAN để thúc đẩy liên kết vận tải đường bộ giữa hai nước.
Hợp tác khoa học và công nghệ
18. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí rằng trong quan hệ Đối tác Chiến lược Mới giữa Việt
19. Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ hài lòng về hợp tác song phương không ngừng gia tăng trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và các lĩnh vực khoa học và công nghệ khác. Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận rằng có nhiều tiềm năng hợp tác về khoa học giữa hai nước trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, y tế, khoa học cơ bản, nông nghiệp, quản lý khoa học, vật liệu mới và nghiên cứu khí hậu.
20. Hai nhà Lãnh đạo hài lòng ghi nhận sự hợp tác hiện nay trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông và các dự án về phát triển nguồn nhân lực và tính toán hiệu năng cao đang giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm trên tinh thần tự lực.
21. Thủ tướng Việt Nam hoan nghênh nguyện vọng của Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ muốn hợp tác với chương trình không gian của Việt Nam và cho biết phía Việt Nam sẽ cử một đối tác thích hợp cho phía Ấn Độ.
22. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí thúc đẩy những liên kết lớn hơn nữa giữa các viện và trung tâm nghiên cứu và giáo dục của hai nước và chỉ thị cho các cán bộ liên quan của mỗi nước thiết lập sự kết nối giữa các trung tâm được thành lập ở Việt Nam với sự trợ giúp của Ấn Độ nhằm tranh thủ các mặt mạnh của các trung tâm. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí khuyến khích công dân của mình tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, trao đổi học thuật và các học bổng ở quy mô lớn hơn.
23. Phía Việt
Hợp tác văn hóa và kỹ thuật
24. Hai nhà Lãnh đạo hài lòng nhận thấy quan hệ song phương được mở rộng trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy chuyến khảo sát của nhóm các chuyên gia thuộc Cơ quan Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ và việc tư vấn của nhóm này trong việc trùng tu các tháp Chàm ở Việt Nam. Phía Việt
25. Thủ tướng Việt Nam bày tỏ đánh giá cao đối với các cơ hội đào tạo dành cho người Việt Nam theo Chương trình Hợp tác kinh tế và kỹ thuật của Ấn Độ (ITEC), các suất học bổng đại học và sau đại học tại Ấn Độ do Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ tài trợ, việc đào tạo tại Trung tâm Phát triển Doanh nhân ở Việt Nam và tại Trung tâm đào tạo tiếng Anh.
26. Hai bên bày tỏ hài lòng đối với việc tăng cường mối giao lưu nhân dân hai nước kể cả trực tiếp và thông qua các tổ chức như các hội hữu nghị.
Hợp tác khu vực và đa phương
27. Hai nhà Lãnh đạo cam kết tăng cường vai trò của Liên hợp quốc (LHQ) để tổ chức này trở thành một hệ thống đa phương hiệu quả hơn dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và tôn chỉ mục tiêu nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc. Điều này sẽ tăng cường vai trò của Liên hợp quốc đối với hòa bình, an ninh và phát triển quốc tế. Hai nhà Lãnh đạo cho rằng cần phải thúc đẩy các mục tiêu của chương trình nghị sự toàn cầu một cách cân bằng và toàn diện nhằm thực hiện Tuyên bố Thiên niên kỷ và đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
28. Hai nhà Lãnh đạo nhắc lại sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiến trình cải tổ Liên hợp quốc hiện nay và các cơ quan chủ chốt bao gồm Hội đồng Bảo an nhằm làm cho Liên hợp quốc dân chủ, minh bạch và hiệu quả hơn để có thể xử lý hữu hiệu hơn các thách thức đa dạng của thế giới đương đại. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sớm cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để cơ quan này phản ánh thực tế hiện tại và hoạt động một cách dân chủ, minh bạch và đáp ứng tốt hơn. Liên quan đến vấn đề này, hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh việc cải tổ Hội đồng Bảo an cần đưa đến một trong những kết quả là thế giới đang phát triển sẽ được đại diện thoả đáng hơn, bao gồm cả việc thông qua các Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an. Thủ tướng Việt Nam khẳng định lại việc Việt Nam luôn ủng hộ Ấn Độ ứng cử làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an khi tổ chức này được cải tổ và mở rộng. Thủ tướng Ấn Độ khẳng định lại việc Ấn Độ ủng hộ Việt
29. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác để bảo đảm đạt được các kết quả của Chương trình nghị sự Phát triển WTO vì điều đó sẽ rất quan trọng cho việc hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Hai nhà Lãnh đạo cam kết bảo đảm rằng vòng đàm phán phát triển
30. Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi vai trò quan trọng và mang tính xây dựng của Việt
31. Ấn Độ đánh giá cao sự ủng hộ của Việt Nam đối với việc Ấn Độ tham gia Cấp cao Đông Á. Cùng với việc thừa nhận vai trò trung tâm của ASEAN trong định hướng tiến trình thành lập cơ chế khu vực mới này, hai nước nhấn mạnh tất cả các nước thành viên của Cấp cao Đông Á cần tham gia đầy đủ và đóng góp tích cực cho một cộng đồng Đông Á, tạo thuận lợi cho hợp tác và liên kết khu vực và nhất trí cùng hợp tác chặt chẽ vì mục tiêu này. Hai nhà Lãnh đạo cũng nhất trí Cấp cao Đông Á cần tiếp tục là một tiến trình mở và hướng ra bên ngoài cũng như bổ trợ cho các cơ chế khu vực sẵn có.
Hai bên cũng nhất trí trao đổi quan điểm và phối hợp lập trường trên các vấn đề cùng quan tâm tại các diễn đàn đa phương như ARF, ASEM, Cấp cao Đông Á và Liên hợp quốc.
Kết luận
32. Hai bên bày tỏ tin tưởng rằng chuyến thăm hết sức thành công của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Ấn Độ và quyết định của hai nước về việc thiết lập một Quan hệ Đối tác Chiến lược Mới sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam.
33. Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ cảm ơn Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đã dành cho Ngài và các thành viên trong Đoàn sự đón tiếp nồng hậu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mời Thủ tướng Manmohan Singh thăm Việt
Các tin liên quan:
- TPHCM đẩy mạnh hợp tác với Ấn Độ (23-11-2010)
- Ấn Độ đơn giản việc cấp thị thực cho công dân Việt (01-11-2010)
- Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tiếp Bộ trưởng Bộ Các vấn đề về người Ấn ở nước ngoài (25-10-2010)
- Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tiếp tân Đại sứ Ấn Độ (12-09-2010)
- Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tiếp tân Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TPHCM (10-09-2010)
- Việt Nam-Ấn Độ ký thỏa thuận hợp tác kiểm toán (07-09-2010)
- Lễ kỷ niệm 63 năm Ngày Độc lập của Ấn Độ tại TPHCM (19-08-2010)
- Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tiếp Tổng Tư lệnh Quân đội Ấn Độ (01-08-2010)
- Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ lần thứ 5 (07-07-2010)
- Tàu Hải quân Ấn Độ thăm thành phố Hải Phòng (23-06-2010)
Cập nhật 26-07-2007