Thông tin cơ bản về Cộng hòa Ấn Độ
Quốc kỳ Ấn Độ
Bản đồ Ấn Độ
1. Địa lý:
Tên nước: Cộng hòa Ấn Độ
Thủ đô:
Vị trí địa lý: Thuộc khu vực Nam Á, phía Bắc giáp
Ấn Độ gồm 27 bang và 7 lãnh thổ liên bang. Lãnh thổ Ấn Độ nằm phần lớn trên tiểu lục địa Ấn Độ. Các bang phía Bắc và Đông Bắc Ấn Độ nằm một phần trên dãy
Dãy Himalaya hùng vĩ
Ấn Độ là nơi khởi nguồn của nhiều sông lớn, như sông Hằng, sông Brahmaputra, Yamuna, Godavari, Kevari, Narmada và Krishna.
Sông Hằng
Khí hậu: Khí hậu Ấn Độ biến đổi từ nhiệt đới ở phía
Diện tích: 3.280.483 km2 (lớn thứ 7 thế giới)
Dân số: 1.147.995.004 người (tháng 7/2008)
Ngày Độc lập: 15/8/1947
Ngày Cộng hòa (Quốc khánh): 26/1/1950
Tôn giáo: Ấn Độ không có quốc đạo. Có sáu tôn giáo chính: trên 80% dân số theo Ấn Độ giáo, 13% theo Hồi giáo, 2% theo Công giáo, 2% theo Đạo Sikh; khoảng 1% theo đạo Thiền (Jainism); 0,75% theo Phật giáo.
Ngôn ngữ: Mười chín thứ tiếng được Hiến pháp công nhận là ngôn ngữ chính. Tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức làm việc của Nhà nước liên bang và được khoảng 41% dân số sử dụng (Hindi 41%, Bengali 8.1%, Telugu 7.2%, Marathi 7%, Tamil 5.9%, Urdu 5%, Gujarati 4.5%, Kannada 3.7%, Malayalam 3.2%, Oriya 3.2%, Punjabi 2.8%, Assamese 1.3%, Maithili 1.2%, các tiếng khác 5.9%) Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp, được sử dụng rộng rãi.
2. Lịch sử:
Ấn Độ có trên 5000 năm lịch sử, là một trong những cái nôi văn minh của loài người. Những khu định cư của con người thời cổ đã xuất hiện từ 9.000 năm trước, dần phát triển thành văn minh lưu vực sông Ấn, bắt đầu từ khoảng năm 3.300 trước công nguyên và phát triển rực rỡ vào khoảng giữa những năm 2.500 và 1.500 trước công nguyên.
Tiếp sau đó là văn minh Veda, do những bộ tộc Ấn – Aryan sáng tạo ra. Từ khoảng năm 550 trước công nguyên, nhiều vương quốc độc lập xuất hiện trên khắp đất nước. Đế chế do triều đình Maurya thời hoàng đế Ashoka dựng nên đã thống nhất hầu hết Nam Á hiện nay. Từ năm 180 trước công nguyên, một loạt các cuộc tấn công từ Trung Á của người Ấn – Hy Lạp, Ấn – Scythia, Ấn – Parthia và Kushans xảy ra ở phía Tây Bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, triều đình Gupta đã cai trị ở khoảng thời gian được coi là “thời đại vàng son” trong lịch sử cổ đại Ấn Độ. Ở phía Nam, nhiều triều đình như Chalukyas, Rashtrakutas, Cheras, Cholas, Pallavas và Pandyas nổi lên ở những giai đoạn khác nhau. Khoa học, nghệ thuật, văn chương, toán học, thiên văn học, triết học, tôn giáo phát triển mạnh dưới thời cai trị của các triều đại đó.
Tháp Sanchi do hoàng đế Ashoka xây dựng vào thế kỷ 3 trước công nguyên
Sau những cuộc tấn công xâm lược từ vùng Trung Á, từ giữa thế kỷ 10 và 12, đa phần Bắc Ấn Độ thuộc quyền cai quản của vương quốc Hồi giáo Dehli, và sau đó là triều đình Mughal. Triều đình này dần mở rộng quyền kiểm soát của họ ra toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ.
Từ cuối thế kỷ XV, người Châu Âu bắt đầu đến Ấn Độ. Trong thế kỷ 18 và 19, nhiều nước Châu Âu như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh ban đầu đến Ấn Độ với tư cách là những nhà buôn, sau đó dần thành lập ra các thuộc địa ở Ấn Độ. Từ năm 1856, đa phần Ấn Độ thuộc quyền kiểm soát của Công ty Đông Ấn (Anh) với thủ đô tại Calcutta. Một năm sau, cuộc chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất của người Ấn Độ nổ ra, nhưng thất bại. Năm 1958, Ấn Độ bị Anh quản lý trực tiếp.
Đầu thế kỷ 20, một cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra tại Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của những tên tuổi như Bal Gangadhar Tilak, Mahatma Gandhi, Sardar Vallabhbhai Patel, Jawaharlal Nehru… Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ ngày 15/8/1947. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố thành lập nước Cộng hòa.
Mahatma Gandhi và Jawaharlal Nehru
3. Thể chế Chính trị:
Nhà nước Ấn Độ được tổ chức theo hình thức liên bang và theo chế độ dân chủ đại nghị. Hiện nay Ấn Độ có 28 bang và 7 lãnh thổ trực thuộc trung ương.
Quốc hội Liên bang gồm 2 viện: Thượng viện (Rajya Sahba) và Hạ viện (Lok Sahba).
Chính phủ Liên bang gồm có: Tổng thống, Phó Tổng thống và Hội đồng Bộ trưởng, đứng đầu là Thủ tướng.
Tòa nhà chính phủ tại
Lãnh đạo hiện nay:
Tổng thống (từ 7/2007): Pratibha Devisingh Patil
Thủ tướng (từ 5/2004): Manmohan Singh
Chính phủ bang: Cơ quan hành pháp bang gồm Thống đốc và Hội đồng Bộ trưởng bang. Đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng là Thủ hiến bang (Chief Minisiter). Thống đốc do Tổng thống chỉ định, nhiệm kỳ 5 năm. Thủ hiến do Thống đốc bổ nhiệm.
Các đảng chính trị ở Ấn Độ:
Ấn Độ có rất nhiều đảng phái chính trị, trong đó có một số đảng chủ yếu là:
- Đảng Quốc Đại thành lập năm 1885; có khoảng 25 triệu đảng viên chính thức. Đảng Quốc Đại đã nhiều lần phân liệt thành các đảng nhỏ. Từ năm 1980, Quốc Đại chính thức mang tên Indira Gandhi, gọi là Quốc Đại (I). Đảng Quốc Đại cầm quyền liên tục nhiều lần tại Ấn Độ. Trong cuộc bầu cử Hạ viện lần thứ 14, tháng 5/2004, Quốc Đại (I) liên minh với 19 đảng giành đa số ghế (219/545, trong đó Quốc Đại có 142 ghế) và đứng ra lập Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất (UPA).
Chủ tịch Đảng: Bà Sonia Gandhi, vợ cố Thủ tướng Rajiv Gandhi.
- Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP), thành lập năm 1980. Trong cuộc bầu cử bầu Hạ nghị viện lần thứ 13 (10/1999), Liên minh Dân chủ Quốc gia (NDA) gồm 24 Đảng do BJP làm nòng cốt giành được 298 ghế, trong đó BJP được 182 ghế và cầm quyền từ đó đến tháng 4/2004. Tại cuộc bầu cử Hạ viện 14, BJP đồng minh giành được 188 ghế, riêng BJP được 135 ghế.
Chủ tịch BJP hiện nay là ông Rajnath Singh, được bầu từ tháng 1/2006.
- Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI), thành lập năm 1925. Hiện có khoảng 56 vạn đảng viên. Trong cuộc bầu cử Hạ viện lần thứ 14, CPI giành được 10 ghế.
Tổng Bí thư: Arhendu Bhushan Bardhan, bầu lại lần thứ tư tại Đại hội lần thứ 19, tháng 4/2005.
- Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist (CPI-M), thành lập năm 1964, hiện có khoảng 80 vạn đảng viên. Tại cuộc bầu cử Hạ viện lần thứ 14, CPI-M giành được 43 ghế.
Tổng Bí thư: Prakash Karat được bầu tại Đại hội lần thứ 18 vào tháng 4/2005.
4. Kinh tế:
Đơn vị tiền tệ: Đồng Rupi
Ấn Độ là một nước có diện tích rộng lớn, lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Từ những năm 40 đến những năm 80, Ấn Độ chủ trương tự cung tự cấp với mô hình kinh tế tập trung, hướng nội. GDP tăng trung bình 3,5%.
Từ năm 1991, Ấn Độ áp dụng mô hình kinh tế mới mở cửa và dựa nhiều hơn vào dịch vụ và tri thức để phát triển công nghệ thông tin (IT). Năm 2007, khu vực dịch vụ đóng góp tới 52,8% GDP, công nghiệp 29,4% và nông nghiệp 17,8%. Tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ đạt trung bình trên 6%/năm. Trong 4 năm gần đây, Ấn Độ luôn có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân hàng năm trên 8%; riêng năm 2009 đạt khoảng 9%; dự trữ ngoại tệ đạt 180 tỷ USD. Tổng GDP năm 2007 đạt 1.099 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người năm 2007 khoảng 2.600 USD.
Ấn Độ có một lực lượng lao động khoảng 496,4 triệu người, trong số đó nông nghiệp chiếm khoảng 60%, công nghiệp 17% và dịch vụ chiếm 23%. Nông nghiệp Ấn Độ sản xuất ra gạo, lúa mì, hạt dầu, sợi cotton, sợi đay, chè, mía, khoai tây; gia súc, trâu, cừu, dê, gia cầm và cá. Các ngành công nghiệp chính gồm dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, mỏ, dầu khí và cơ khí.
Đối tác thương mại quan trọng nhất của Ấn Độ là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc…
5. Văn hóa:
Ấn Độ là một quốc gia có di sản văn hóa phong phú và đa dạng. Đặc trưng văn hóa ở Ấn Độ là sự pha trộn nhiều nền văn hóa truyền thống và nhiều tư tưởng khác nhau qua các thời kỳ.
Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất ở Ấn Độ là đền Taj Mahal, di sản văn hóa thế giới.
Đền Taj Mahal
Văn học Ấn Độ khởi đầu từ hình thức truyền miệng, sau mới ở hình thức ghi chép. Được nhắc đến nhiều nhất là kinh Veda và hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana.
Thời hiện đại, có nhiều nhà văn Ấn Độ nổi tiếng thế giới, trong đó Rabindranath Tagore là nhà văn Châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel văn học năm 1913.
Văn hào Tagore
Ấn Độ cũng là nước sản xuất ra số lượng phim hàng năm nhiều nhất trên thế giới. Vùng sản xuất chính nằm tại thành phố Mumbai, thường được biết đến dưới tên gọi Bollywood.
Thành phố Mumbai
6. Chính sách đối ngoại:
- Ấn Độ chủ trương xây dựng phát triển đất nước theo con đường độc lập dân tộc và tự lực tự cường, thi hành chính sách đối ngoại hòa bình, không liên kết, hữu nghị với các nước.
- Một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ là tăng cường quan hệ với các nước châu Á và các nước láng giềng. Với khu vực Nam Á, Ấn Độ tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư để tạo sự gắn kết, tăng cường hợp tác khu vực thông qua Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC). Với Đông Á, Ấn Độ triển khai chính sách “Hướng Đông” và tăng cường quan hệ với các nước khu vực này, trong đó chọn ASEAN là một trong những trọng tâm đột phá.
- Ấn Độ tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Ấn Độ đã trở thành thành viên của ARF, ASEM, Cấp cao Đông Á, đang phấn đấu để trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, gia nhập APEC.
(H.V., Sở ngoại vụ TPHCM, 30-11-2008)
Related news:
- Lãnh đạo TPHCM tiếp Phó Tổng giám đốc Phòng Thương mại Ấn Độ (11-08-2011)
- Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo tiếp Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ (18-05-2011)
- Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Minh Trí tiếp đoàn sỹ quan cao cấp của hai tàu hải quân Ấn Độ (12-05-2011)
- Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tiếp Đại sứ Ấn Độ (12-05-2011)
- Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo tiếp Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TPHCM (12-05-2011)
- Hội thảo "Hợp tác Thương mại và Đầu tư Việt Nam-Ấn Độ." (12-05-2011)
- Tàu cảnh sát biển Ấn Độ đến thăm TPHCM (14-04-2011)
- Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tiếp Tân Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TPHCM (23-02-2011)
- TPHCM họp mặt kỷ niệm 61 năm Ngày Cộng hòa Ấn Độ (27-01-2011)
- Doanh nghiệp Ấn Độ tiếp tục mở rộng đầu tư tại TPHCM (25-11-2010)
Last modified 08-12-2008