Thông tin cơ bản về Cộng hòa Bulgaria |
Quốc kỳ Bản đồ Địa lý: Tên chính thức: Cộng hòa Bulgaria (Republic of Bulgaria). Thủ đô: Sofia, có 1,25 triệu dân, là thành phố lớn nhất và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Bulgaria được chia thành 28 tỉnh Thủ đô Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Nam Châu Âu, giữa bán đảo Balkan, phía Bắc giáp Romania, phía Nam giáp Hy Lạp, phía Đông giáp Biển Đen, phía Đông Nam giáp Thổ Nhĩ Kỳ, phía Tây giáp Serbia, phía Tây Nam giáp Macedonia. Bên bờ Biển Đen Những con sông lớn ở Diện tích: 110.993,6 km2 Dân số: 7.385.367 người (tháng 7/2006). Thành phần dân số gồm 83,9% người Bulgaria, 9,4% người Bulgaria gốc Thổ, 4,7% người Tzigan 60% dân số sống ở thành phố. Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Bulgaria. Tôn giáo: 82,6% dân số Khí hậu: Có tính chất Địa Trung Hải, lạnh, ẩm ướt vào mùa đông và nóng, khô vào mùa hè. Ngày Quốc khánh: 3/3 (ngày giải phóng Bulgaria khỏi ách thống trị Thổ Nhĩ Kỳ trước đây). Lịch sử: Năm 632, nhà nước Bulgaria được thành lập dưới sự lãnh đạo của vua Kubrat, nhưng đến năm 681 mới hình thành vương triều Bulgaria đầu tiên với nhà vua Asparuh. Suốt thời trung cổ là những cuộc chiến không ngừng giữa người Cuối thế kỷ XIV cho đến thế kỷ XIX, Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Chính trị: Thể chế chính trị: Từ cuối những năm 80 - đầu những năm 90, Bulgaria thực hiện chuyển đổi theo hướng xây dựng thể chế chính trị dân chủ nghị viện, kinh tế thị trường và hội nhập châu Âu. Tập trung cải cách kinh tế, thực hiện tư hữu hóa, cơ cấu lại nền kinh tế, mở cửa, đồng thời quan tâm hơn đến chính sách xã hội. Về đối ngoại, ưu tiên hàng đầu của Bulgaria là hội nhập châu Âu, gia nhập EU (vào ngày 1/1/2007) và thành viên NATO (được kết nạp ngày 29/3/2004), chú trọng quan hệ với Hoa Kỳ và phương Tây. Tổng thống có nhiệm kỳ 5 năm, được bầu cử trực tiếp. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, điều hành công việc với sự giúp sức của 20 Bộ trưởng. Nghị viện gồm 240 ghế, có nhiệm kỳ 4 năm, được bầu dưới hình thức phổ thông đầu phiếu. Dinh thự Tổng thống Lãnh đạo hiện nay: Tổng thống: Georgi Parvanov Thủ tướng: Sergei Stanishev Chủ tịch Quốc hội: Georgi Pirinski Kinh tế: Chính phủ hiện nay tiếp tục thực hiện chuyển đổi kinh tế: tăng cường hơn vai trò Nhà nước trong điều tiết nền kinh tế vĩ mô, chú trọng định hướng phát triển lâu dài, giữ ổn định tài chính, tiền tệ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tiếp tục quá trình tư nhân hóa các công ty lớn, đẩy mạnh xuất khẩu, quan tâm giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc (thất nghiệp, giáo dục, y tế, bảo hiểm và hạ tầng). Nông nghiệp: Trồng lúa mì là chủ yếu. Hoa hồng Các ngành công nghiệp quan trọng nhất là: điện, gas, nước, hóa chất và chế biến dầu mỏ, thuốc lá, nguyên liệu hạt nhân, máy móc và thiết bị, công nghiệp thực phẩm. Một số chỉ số kinh tế: - Tốc độ tăng trưởng năm 2002: 4,9%; năm 2003: 4,5%; năm 2004: 5,7%; năm 2005 : 5,6%; năm 2006: 6,5%. - Tỷ trọng trong GDP của nông, lâm nghiệp năm 2004 chiếm 10,8%, năm 2005 chiếm 9,3%, năm 2006 chiếm 13,6%; công nghiệp năm 2004 chiếm 29,9%, năm 2005 chiếm 30,4%, năm 2006 chiếm 32,1%; dịch vụ năm 2004 chiếm 59,3%, năm 2005 chiếm 60,3%, năm 2006 chiếm 54,3%. - GDP năm 2004: 24,2 tỷ USD, GDP năm 2005: 26,6 tỷ USD, GDP năm 2006: 27,85 tỷ USD. - Tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp năm 2002 tăng 8,7%; năm 2003 tăng 13,8%; năm 2004: tăng 9,1%; năm 2005 tăng 13%. - Sản lượng nông nghiệp năm 2002 tăng 6,1%; năm 2003 giảm 1,4%; năm 2004: tăng 2,8%; lúa mỳ 3,96 triệu tấn; năm 2005 sản lượng nông nghiệp giảm 8,6% do bị lũ lụt nặng; lúa mỳ đạt 3,48 triệu tấn. - Điện năng năm 2005: sản xuất 44 tỷ kw/giờ, tiêu thụ trong nước 26,8 tỷ và bán ra nước ngoài 7,6 tỷ kw/giờ. -Tỷ lệ lạm phát năm 2000: 11,3%; 2001: 4,8%; 2002: 3,8%; 2003: 5,6%; 2004: 4%; 2005: 6,5%. Năm 2006: 7,2%. - Tỷ lệ thất nghiệp năm 2002: 16,3%; năm 2003: 13,5%; năm 2004: 12,2%; năm 2005: 10,7%; năm 2006: 9,6%. - Nợ nước ngoài tính đến 31/12/2005 là 14,53 tỷ EURO, chiếm 67% GDP, tăng 2,01 tỷ USD so với năm 2004. Năm tài chính: từ tháng 1 tới tháng 12 Đơn vị tiền tệ: đồng leva (BGL) Kim ngạch xuất khẩu: Năm 2005 xuất khẩu của Bulgaria là 11,3 tỷ USD, tăng 18,4%; nhập khẩu 16,2 tỷ USD, tăng 26,3%, nhập siêu 4,9 tỷ USD. Năm 2006, nhập khẩu 23,8 tỷ USD, xuất khẩu 15,5 tỷ USD. 10 loại hàng xuất khẩu chính: quần áo, com lê, hàng dệt kim, sắt, thép; thuốc và dược phẩm; giầy và bộ phận làm giầy; rượu vang; thuốc lá; đồ gỗ; các loại máy tiện, phay, động cơ điện, cáp điện, ắc quy, biến thế. 10 loại hàng nhập khẩu chính: nguyên liệu thô, dầu; nhiên liệu hạt nhân cho nhà máy điện và phụ tùng; ôtô, máy kéo; máy điện và phụ tùng; quặng; nhựa và sản phẩm nhựa; quần áo; dược phẩm; giấy và bìa các tông; bông. Thị trường nhập khẩu chủ yếu: Nga; Đức; Italia; Hy Lạp; Pháp; Thổ Nhĩ Kỳ; Ukraine; Hoa Kỳ; Anh; Romania. Xuất khẩu chủ yếu sang Italia, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bỉ, Pháp, Hoa Kỳ. Đầu tư nước ngoài (FDI) vào Bungari: Năm 2004 FDI vào Bulgaria 2,7 tỷ USD cao nhất trong 13 năm, chiếm gần ¼ tổng đầu tư nước ngoài vào Bungari. Năm 2005, FDI vào Bulgaria 2,25 tỷ USD, giảm 0,45 tỷ USD so với 2004. Từ năm 1990 đến năm 2005 tổng số FDI vào Bulgaria đạt 13 tỷ USD, chủ yếu vào công nghiệp chế biến, giao thông, viễn thông. Áo dẫn đầu về FDI vào Bulgaria với hơn 2 tỷ USD, chiếm 16% tổng đầu tư nước ngoài vào Bulgaria. Các nước thường đầu tư vào Bulgaria theo hình thức mua 100% vốn (80% công nghiệp quốc phòng và trên 90% ngân hàng của Bulgaria được bán cho tư nhân), số liên doanh chiếm tỷ lệ thấp. Tổng giá trị Bulgaria đầu tư ra nước ngoài: khoảng 52 triệu USD; đầu tư nhiều nhất vào chế biến xăng dầu. Văn hóa: Nhà thờ Alexander Nevsky Tu viện Rila Công viên Quốc gia Pirin, di sản văn hóa thế giới Thác nước Raysko Praskalo cao nhất vùng Balkan Là một trong những đất nước trồng hoa hồng lớn nhất thế giới, Bulgari có lễ hội Hoa hồng được tổ chức hàng năm tại Kazanlak từ ngày 30/5 đến 1/6. Lễ hội Hoa hồng Thể thao: Bóng đá là môn thể thao được ưa chuộng nhất tại Sân vận động của đội Levski Sofia Những môn thể dục dụng cụ, cử tạ, điền kinh, bóng chuyền, cờ vua… cũng là những môn thể thao phổ biến tại (H.V., Sở Ngoại vụ TPHCM, ngày 27-4-2007) Nguồn: http://www.mofa.gov.vn |
Copyright by © 2005 Vietnam Ministry of Foreign Affairs - Office in HCM City Email: Banbientap@mofahcm.gov.vn |