Công cụ làm việc cá nhân

    Tìm kiếm

    


...

Nền kinh tế Đài Bắc thuộc Trung Quốc


MapChineseTaipei

Bản đồ Đài Bắc thuộc Trung Quốc

A. Vài nét về vùng lãnh thổ Đài Bắc thuộc Trung Quốc:

  • Vị trí địa lý: Nằm ở bắc bán cầu, khu vực Đông Á, phía đông nam Trung Quốc, cách tỉnh Phúc Kiến hơn 100 km qua bờ eo biển Đài Loan, gồm đảo chính Đài Loan, quần đảo Bành Hồ và các đảo nhỏ xung quanh.
  • Diện tích: 36.980 km2.
  • Dân số: 23.036.087 người (tính đến tháng 7-2004). Thành phần dân cư đa số là người Hán, ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác như Cao Sơn, Lê…
  • Ngôn ngữ: Tiếng Hoa
  • Đơn vị tiền tệ: Đài tệ (TWD)
  • Nhà lãnh đạo Kinh tế hiện nay: Trần Thủy Biển.

 

Bờ biển phía đông bắc vùng lãnh thổ

 

B. Nền kinh tế vùng lãnh thổ Đài Bắc thuộc Trung Quốc:

Đài Bắc thuộc Trung Quốc là một trong những vùng lãnh thổ có nền kinh tế mạnh nhất Châu Á, nằm trong 20 nền kinh tế đứng đầu thế giới có mức tăng trưởng liên tục trong ba thập kỷ gần đây và mức dự trữ ngoại hối hàng đầu thế giới. Được gọi là một trong “bốn con cọp kinh tế Châu Á”, vùng lãnh thổ Đài Bắc thuộc Trung Quốc phát triển phồn vinh về thương mại, tài chính cùng với nền nông nghiệp được cơ giới hóa cao và những ngành cơ khí lắp ráp có độ kỹ thuật cao.

 

Tòa nhà Đài Bắc 101, một trong những tòa nhà cao nhất thế giới

GDP: 344,6 tỷ USD (năm 2005), đứng thứ 20 trên thế giới. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 ước tính đạt 15.215 USD.  Tăng trưởng kinh tế đạt tỷ lệ 4,25% năm 2005.

Việc làm: Năm 2005 lực lượng lao động trong nền kinh tế là 10,6 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2005 là 4,2%, có giảm hơn so với năm 2004 là 4,4%. Trong năm 2004, 213.000 việc làm mới đã được tạo ra.

Lạm phát: 2,3% năm 2005, tăng hơn so với năm 2004 là 1,6% do sự tăng giá của các mặt hàng thực phẩm và nhiên liệu.

 

Cánh đồng lúa

Thương mại: Xuất khẩu đạt 198,43 tỷ USD, tăng 8,8% (năm 2005). Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là máy vi tính, các máy móc, thiết bị điện tử, thép, vải sợi, sản phẩm từ chát dẻo và cao su, hóa chất. Thi trường xuất khẩu chính là Trung Quốc (21,6%), Hoa Kỳ (16,22%), Hồng Kông (15,1%), Nhật Bản (7,7%) (2005). Nhập khẩu đạt  182,6 tỷ USD, tăng 8,2% (năm 2005). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc và thiết bị điện tử, nguyên liệu thô, dụng cụ cơ khí chính xác. Thị trường nhập khẩu chính là Nhật Bản (25,3%), Hoa Kỳ (11,6%), Trung Quốc (11%), Hàn Quốc (7,3%) (năm 2005).

Đầu tư: Năm 2005 ước tính thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI  4,23 tỷ USD, tăng 7%.

Cán cân thanh toán: Năm 2005, số dư tài khoản thanh toán là 15,03 tỷ USD.

Dự trữ ngoại hối: 253,3 tỷ USD (năm 2005).

Nợ nước ngoài: 81,64 tỷ USD (năm 2005).

Tỷ giá hối đoái: 1 USD = 31,71 Đài tệ (năm 2005).

Chi tiêu ngân sách: Năm 2005 tổng thu ngân sách từ thuế là 41,67 tỷ USD, với mức chi là 50,26 tỷ USD.

Chính sách tiền tệ: Vào cuối tháng 3-2005, Ngân hàng Trung ương đã giảm lãi suất xuống còn 1,875%. Hiện tại, Ngân hàng Trung ương vẫn đang cố gắng hướng đến một nền tài chính mạnh, tự do hóa và toàn cầu hóa.

 

Cảng biển Cao Hùng

Triển vọng trung hạn: Năm 2002, chính quyền đã đưa ra chính sách "Thách thức 2008", tức là "Kế hoạch phát triển kinh tế 6 năm". Năm 2005, nền kinh tế Đài Bắc thuộc Trung Quốc tiếp tục đưa ra một chính sách mới là "Kế hoạch phát triển kinh tế lần 2 trong thế kỷ mới: Kế hoạch 4 năm từ 2005 đến 2008 và triển vọng đến năm 2005" với 3 nội dung chính: (1) Phát huy nội lực kinh tế và nguồn lực nước ngoài, (2) Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, (3) Tăng chất lượng cuộc sống và an sinh xã hội. Trong giai đoạn 205 - 2008, tốc độ tăng trưởng GDP duy trì ở mức 4,9%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2008 đạt ít nhất 18.000 USD.

Nguồn: Tân Hoa Xã

http://www.apec.org

(V.H., Phòng Chính trị Kinh tế đối ngoại, ngày 13-7-2006)

 


Các tin liên quan:
Tạo bởi thanhdm
Cập nhật 13-10-2006